Sáng 19/4, lễ khai mạc Ngày Sách và đọc Việt Nam lần 3 tại TPHCM diễn ra ở sân khấu chính tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM).
Buổi lễ có sự tham gia của ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TPHCM, cùng các đại diện các sở ban ngành.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lâm Đình Thắng cho biết ngành xuất bản phát triển mạnh trong nhiều năm qua, văn hóa đọc ngày càng lan tỏa sâu rộng trong đời sống người dân thành phố. Các sự kiện về văn hóa đọc vừa góp phần xây dựng văn hóa con người, vừa góp phần phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch.
Ông Lâm Đình Thắng cho biết Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại TPHCM năm nay có hơn 300 hoạt động, tăng 50% so với năm 2023. Thời gian tới, Sở TT&TT TPHCM cũng sẽ thành lập CLB Đại sứ văn hóa đọc TPHCM, mời nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (104 tuổi) làm đại sứ văn hóa đọc trọn đời.
“CLB sẽ là nơi tạo điều kiện sinh hoạt chung cho các đại sứ văn hóa đọc qua các nhiệm kỳ, tạo môi trường đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hưởng thụ văn hóa đọc. Qua đó lan tỏa hành động, sản phẩm góp phần phát triển văn hóa đọc, hoàn thành tốt vai trò cùng chính quyền thành phố tiếp tục xây dựng tinh thần yêu sách, thưởng thức sách và viết sách”, ông Lâm Đình Thắng phát biểu.
Lễ khai mạc cũng giới thiệu 10 đại sứ văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, bao gồm ông Lê Hoàng – Giám đốc Đường sách TPHCM, nhà báo Dương Thành Truyền, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc, sư cô Suối Thông, nhà văn Phương Huyền, nhà văn Bùi Tiểu Quyên, doanh nhân Lê Trí Thông, Hoa hậu Lương Thùy Linh, học sinh Huỳnh Anh Thư (công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2023).From: nhà cái casino online
Chia sẻ với truyền thông, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ cảm xúc vinh dự khi trở thành một trong 10 Đại sứ văn hóa đọc nhiệm kỳ mới. Theo thông điệp “Tặng sách hay, mua sách thật” của chương trình năm nay, nhà văn sẽ cùng các đại sứ góp sức đẩy lùi sách giả, sách lậu, kêu gọi giới văn chương có thêm tác phẩm dành cho thiếu nhi, kêu gọi lan tỏa tình yêu sách đến trẻ nhỏ.
“Mỗi ngày, chúng ta đều làm những hành động góp phần lan tỏa văn hóa đọc đến các em nhỏ. Ví dụ, cha mẹ không chỉ tặng đồ chơi, mà còn tặng sách truyện cho con cái vào mỗi dịp sinh nhật, ngày lễ. Đó là cách tình yêu sách len lỏi vào đời sống một cách tự nhiên, giúp cho các em nhỏ xem việc lớn lên với sách là điều bình thường, giống như chuyện ăn, ngủ, vẽ, hát”, Nguyễn Nhật Ánh nói.
Theo nhà văn, mỗi người trong số chúng ta đều có trách nhiệm lan tỏa tình yêu sách. Khi trở thành đại sứ văn hóa đọc, nhà văn cho rằng ông khoác trên mình “chiếc áo” mới và nhận thức được sức lan tỏa của mình phải mạnh hơn.From: web game casino
“Với tư cách là nhà văn, tôi từng có những hoạt động tặng sách của mình đến những trường học vùng ngoại ô, bệnh viện, hải đảo… Những công việc đó tôi làm hằng ngày, hằng năm. Nhưng khi làm đại sứ văn hóa đọc, hoạt động này mang ý nghĩa khác, trách nhiệm đặc biệt hơn”, nhà văn gốc Quảng Nam chia sẻ.
Ngày sách Việt Nam được tổ chức lần đầu năm 2014. Năm 2017, Chính phủ đổi tên thành Ngày sách và Văn hóa đọc. Năm 2022, được tổ chức trên cả nước sau 2 năm trì hoãn vì dịch.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 tại TPHCM diễn ra từ ngày 15/4 đến 22/4 tại Công trường Công xã Paris (từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn), đường Nguyễn Văn Bình, quận 1 và đồng loạt tổ chức tại TP Thủ Đức cùng 21 quận, huyện.